DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG ỨNG DỤNG DI ĐỘNG SẼ ĐẠT GIÁ TRỊ 626 TỶ USD VÀO NĂM 2030

Dự báo thị trường ứng dụng di động sẽ đạt giá trị 626 tỷ USD vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 14,3% trong giai đoạn 2024-2030. Sự gia tăng này chủ yếu đến từ việc số lượng người dùng điện thoại di động toàn cầu sắp đạt 6 tỷ người, với khoảng 18,22 tỷ thiết bị và nhu cầu sử dụng ứng dụng ngày càng tăng. Báo cáo “Xu hướng Ứng dụng Di động 2025” từ Adjust cũng cho biết rằng trong năm 2024, chi tiêu của người dùng cho các ứng dụng di động sẽ tăng trưởng 15,7% so với năm trước, trong khi thời gian sử dụng điện thoại thông minh trung bình đã lên đến 5 giờ mỗi ngày.

Về các phân khúc ứng dụng di động, trò chơi (game) vẫn chiếm ưu thế với 39% thị phần. Tuy nhiên, các ứng dụng thương mại điện tử và mua sắm đang vươn lên mạnh mẽ, chiếm 35% thị phần, tăng từ mức 28% trước đó. Các ứng dụng giải trí cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, từ 27% lên 33%, trong khi các ứng dụng du lịch và phong cách sống cũng tăng trưởng mạnh, lần lượt từ 25% lên 32% và từ 19% lên 30%.

Top 10 ứng dụng chơi game được tải nhiều nhất thế giới năm 2024.

Top 10 ứng dụng chơi game được tải nhiều nhất thế giới năm 2024.

 

APAC DẪN ĐẦU TĂNG TRƯỞNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG 5 NĂM TỚI

Doanh số bán lẻ thương mại điện tử toàn cầu được dự báo sẽ vượt mốc 8 nghìn tỷ USD vào năm 2027. Riêng năm 2025, doanh thu từ thương mại di động dự kiến đạt 2,5 nghìn tỷ USD, tăng 21,3% so với cùng kỳ năm trước. Với giá trị thị trường 415 tỷ USD, APAC được kỳ vọng sẽ dẫn đầu tốc độ tăng trưởng của thương mại di động trong 5 năm tới.

Năm 2024, số lượt cài đặt ứng dụng thương mại điện tử tăng 17% so với cùng kỳ, trong khi số phiên truy cập cũng nhích lên 13%. Đáng chú ý, đà tăng mạnh mẽ trong những tháng đầu năm đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng chung. Lượt cài đặt trong tháng 1, tháng 3 và tháng 4 ghi nhận mức tăng ấn tượng khoảng 60% so với năm trước, trong khi số phiên truy cập tháng 4 cũng vọt lên 25%.

Tuy nhiên, xu hướng này chững lại vào quý 4, với lượt cài đặt giảm xuống dưới mức trung bình trong tháng 11 (-5%) và tháng 12 (-13%). Dù vậy, số phiên truy cập trong hai tháng này vẫn ghi nhận mức tăng nhẹ, lần lượt 6% và 4%.

Về hành vi người dùng, thời lượng phiên truy cập trung bình trên các ứng dụng thương mại điện tử giảm nhẹ từ 10,3 phút năm 2023 xuống còn 10,23 phút năm 2024.

Tốc độ tăng trưởng số lượt cài đặt và phiên truy cập ứng dụng thương mại điện tử (%), 2023-2024 – Ảnh: Adjust.

DOANH THU GAME MOBILE DỰ KIẾN ĐẠT 126 TỶ USD TRONG NĂM NAY

Theo dự báo, doanh thu từ game mobile sẽ cán mốc 126,1 tỷ USD vào năm 2025. Năm 2024, game tiếp tục là danh mục ứng dụng phổ biến nhất trên App Store và Google Play. Đáng chú ý, 13/15 tựa game mobile mới có doanh thu cao nhất năm nay đều thuộc các công ty có trụ sở tại châu Á.

Tốc độ tăng trưởng số lượt cài đặt và phiên truy cập ứng dụng game (%), 2023-2024 – Ảnh: Adjust.

Trong năm qua, thiết bị di động chiếm 49% tổng doanh thu ngành game toàn cầu, vượt xa console (28%) và PC (23%). Dự kiến, số lượng người chơi game mobile trên thế giới sẽ tăng 8% vào năm 2025, đạt 1,9 tỷ người dùng.

Mỹ Latinh ghi nhận tốc độ tăng trưởng game mobile nhanh nhất năm 2024, với số lượt cài đặt tăng mạnh 8%. APAC cũng có mức tăng 4%, nhưng số phiên truy cập lại giảm 3%. Trong khi đó, thị trường châu Âu chứng kiến sự suy giảm ở cả hai chỉ số, với lượt cài đặt giảm 1% và số phiên truy cập giảm 6%.

Năm 2024, game hyper-casual tiếp tục thống lĩnh thị trường, chiếm 27% tổng lượt cài đặt game mobile và 11% phiên truy cập. Game giải đố có tỷ trọng đồng đều giữa lượt cài đặt và phiên truy cập (đều 11%). Trong khi đó, game hành động chỉ chiếm 10% lượt cài đặt nhưng lại có tỷ lệ phiên truy cập cao nhất, lên tới 21%. Game hybrid casual cũng gây chú ý khi tỷ trọng lượt cài đặt đạt 11% và phiên truy cập đạt 7%. Game mô phỏng và game thể thao cũng tiếp tục nằm trong danh mục game được yêu thích chiếm lần lượt 8% và 7% lượt cài đặt, trong khi các thể loại game như chiến lược và nhập vai vẫn loanh quanh dưới 4%.

 

Game chiến lược dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng lượt cài đặt với mức tăng 83% so với năm trước. Game hyper-casualvà hybrid-casual tiếp tục bứt phá với lượt cài đặt tăng lần lượt 14%, trong khi số phiên truy cập tăng 18% và 16%. Game giải đố và mô phỏng cũng tăng trưởng mạnh, với lượt cài đặt tăng 12% và 25%, còn phiên truy cập đều tăng 17%. Ngược lại, game nhập vai dù có số lượt cài đặt tăng 32%, nhưng số phiên truy cập lại giảm 12%, cho thấy sự sụt giảm trong mức độ gắn kết của người chơi.

Thời lượng phiên truy cập trung bình của game mobile toàn cầu duy trì đà tăng, từ 30,35 phút năm 2023 lên 30,75 phút năm 2024. APAC tiếp tục dẫn đầu với thời lượng trung bình tăng từ 34,32 lên 34,84 phút, theo sau là MENA (30,04 lên 30,58 phút) và châu Âu (26,88 lên 27,54 phút). Tuy nhiên, Bắc Mỹ và Mỹ Latinh lại ghi nhận mức giảm nhẹ.

Số lượt cài đặt và số phiên truy cập theo phân khúc phụ, 2024 (toàn cầu) – Ảnh: Adjust.

Dù số phiên truy cập/người dùng/ngày giảm nhẹ, nhưng nhờ thời lượng mỗi phiên dài hơn, tổng thời gian mà người dùng dành cho game mobile gần như không có nhiều biến động.

Tỷ lệ lượt cài đặt trả phí/tự nhiên của game mobile toàn cầu tăng nhẹ từ 2,11 năm 2023 lên 2,18 năm 2024. Tuy nhiên, game sòng bạc giảm mạnh từ 6,24 xuống 3,52, có thể do các thị trường như Mỹ và Brazil nới lỏng quy định, giúp thu hút lượng lớn người chơi mới mà không cần nhiều quảng cáo trả phí. Trong khi đó, game giải đố và đua xe tiếp tục phụ thuộc nhiều vào kênh trả phí, khi tỷ lệ này lần lượt tăng từ 2,88 lên 3,44 và từ 2,86 lên 3,22.

 

THANH TOÁN DI ĐỘNG TOÀN CẦU VỚI TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KÉP 12,4% CHO GIAI ĐOẠN 2025-2034

Thị trường thanh toán di động toàn cầu được dự báo sẽ đạt 1,25 nghìn tỷ USD vào năm 2024, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 12,4% trong giai đoạn 2025-2034. Trong đó, ví điện tử dự kiến sẽ chiếm hơn 50% tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử vào năm 2025, duy trì mức tăng trưởng 15% CAGR đến năm 2027. Đáng chú ý, giá trị giao dịch mua trước, trả sau (BNPL) toàn cầu được kỳ vọng sẽ tăng gần gấp đôi, từ 334 tỷ USD năm 2024 lên 687 tỷ USD vào năm 2028.

Tốc độ tăng trưởng số lượt cài đặt và số phiên truy cập ứng dụng tài chính (%), 2023-2024 – Ảnh: Adjust.

APAC dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng số lượt cài đặt ứng dụng tài chính trong năm 2024, với mức tăng 41% so với năm trước. Trong khi đó, châu Âu chiếm vị trí số một về số phiên truy cập, tăng mạnh 63%. Mỹ Latinh cũng ghi nhận sự bứt phá với mức tăng 29% số lượt cài đặt và 50% số phiên truy cập. Ngược lại, Bắc Mỹ chứng kiến sự sụt giảm 7% số lượt cài đặt, dù số phiên truy cập vẫn tăng 20%.

Năm 2024, ứng dụng ngân hàng tiếp tục tăng trưởng ấn tượng, với số lượt cài đặt tăng 33% và số phiên truy cập tăng 19% so với năm trước. Ứng dụng tiền điện tử cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ khi số phiên truy cập tăng vọt 45%. Bên cạnh đó, số phiên truy cập vào các ứng dụng thanh toán tăng 29%, cho thấy sự phổ biến ngày càng cao của các phương thức thanh toán kỹ thuật số.

Trong lĩnh vực giao dịch chứng khoán, số lượt cài đặt ứng dụng tăng 12%, trong khi số phiên truy cập cũng tăng 20% so với năm 2023, phản ánh nhu cầu ngày càng lớn đối với các nền tảng đầu tư trực tuyến.

Thời lượng trung bình mỗi phiên truy cập ứng dụng tài chính toàn cầu tăng từ 6,29 phút năm 2023 lên 6,66 phút năm 2024. Bắc Mỹ đứng đầu với thời lượng phiên cao nhất, từ 6,86 phút tăng lên 7,84 phút. APAC xếp thứ hai với mức trung bình 7,12 phút. Mỹ Latinh và châu Âu cũng ghi nhận sự gia tăng ổn định, lần lượt đạt 5,48 phút và 5,77 phút. Ngược lại, khu vực MENA có sự sụt giảm nhẹ, xuống còn 6,62 phút.

Dựa trên dự báo tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường ứng dụng di động, game di động và thương mại điện tử, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để đón nhận cơ hội từ những xu hướng này. Thị trường ứng dụng di động và thương mại điện tử toàn cầu sẽ tiếp tục phát triển, tạo ra một môi trường cạnh tranh lớn và mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để tận dụng cơ hội này, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược tiếp cận người dùng và phát triển các ứng dụng, sản phẩm di động sáng tạo, hiệu quả. Đồng thời, việc tối ưu hóa các chiến lược marketing kỹ thuật số sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Công ty Cổ phần Tư vấn Phát triển và Đầu tư Sao Phương Nam (SPN Invest) là đơn vị uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường và tư vấn chiến lược cho các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. SPN Invest cung cấp các giải pháp chiến lược hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam tiếp cận xu hướng mới, cải thiện hiệu quả kinh doanh và phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, SPN Invest cam kết mang đến giá trị gia tăng cho khách hàng thông qua những chiến lược nghiên cứu thị trường sâu sắc và tư vấn đầu tư hiệu quả

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *