Sự bùng nổ và ” lên ngôi ” của thương mại xã hội

Nắm bắt thương mại trên mạng xã hội không chỉ là bắt kịp xu hướng. Đó còn là khai thác sức mạnh của mạng xã hội để kết nối, thuyết phục và chuyển đổi trong thời đại kỹ thuật số nơi thương mại ngày càng có tính tương tác cao.

1/ Các nền tảng thương mại xã hội hàng đầu

Theo khảo sát của Klarna và Nepa, Facebook dẫn đầu với 52% số người được hỏi sử dụng nền tảng này để mua sản phẩm trực tuyến. Điều đó không bất ngờ khi Facebook sở hữu cơ sở người dùng rộng rãi: 3,06 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng tính đến quý 4/2023, và nổ lực tích hợp hàng loạt tính năng mua sắm vào nền tảng. Instagram – một sản phẩm khác của Meta Platforms – xếp vị trí thứ hai với 44%.

2/ Thị trường thương mại xã hội toàn cầu ước đạt gần 20 nghìn tỷ USD trong thập kỹ tới

Số liệu công bố tháng 10/2024 của Precedence Research cho thấy thị trường thương mại xã họi toàn cầu được định giá là 958,38 tỷ USD năm 2023. Quy mô thị trường dự kiến tăng từ 1.262,19 tỷ USD năm 2024 lên 19.814,43 tỷ USD vào năm 2023, thể hiện tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 31,7% trong giai đoạn 2024-2034. Châu Á –  Thái Bình Dương nắm giữ 90% thị phần doanh thu năm 2023, đạt 862,54 tỷ USD.

Thái Lan và Colombia sở hữu tỷ lệ người mua trên thị trường thương mại xã hội cao nhất trên toàn cầu trong cùng năm, với 91%. Trung Quốc theo sát với tỷ lệ 90%.

Theo dự án của Accenture, 1/3 chi tiêu mua sắm trên mạng xã họi toàn cầu năm 2025 sẽ thuộc về người tiêu dùng thê sheej Millennials, theo sát là thế hệ Z với tỷ lệ 29% và thế hệ X với 28%.

3/ Trung Quốc tiên phong về thương mại xã hội

Thương mại xã hội của Trung Quốc đã có sự tăng trưởng nhanh chóng trong những năm qua. Năm 2018, quy mô thị trường đạt 56,3 tỷ USD. Năm 2023, con số này đã tăng vọt lên hơn 434 tỷ USD, cho thấy sự mở rộng to lớn trong lĩnh vực này. Sự tăng trưởng theo cấp số nhân phần lớn được thúc đẩy bởi hai nền tảng công nghệ, Alibaba và Tencent, đã tích hợp thành công phương tiện truyền thông xã hội, cơ sở hạ tầng thanh toán kỹ thuật số và các tính năng khám phá sản phẩm vào nền tảng tương ứng. Cho đến năm 2028, doanh thu của lĩnh vực thương mại xã hội ở Trung Quốc được dự báo lên tới 824,2 tỷ USD. Phụ nữ đóng vai trò đặc biệt trong sự phát triển này. Phụ nữ ở Trung Quốc không chỉ thúc đẩy tiêu dùng thông qua việc mua sắm của chính họ mà còn đóng vai trò quan trọng trong các quyết định tiêu dùng của gia đình, với hơn 70% phụ nữ ủng hộ việc lựa chọn mua hàng. Báo cáo năm 2023 của Alarice và ChoZan tiết lộ rằng tỷ lệ lớn phụ nữ sử dụng thương mại xã hội ở Trung Quốc thuộc nhóm tuổi trên 50 (31,1%) hoặc dưới 25 (24,1%). Ngoài ra, phân khúc làm đẹp và chăm sóc da đứng đầu danh mục các sản phẩm được các nữ khách hàng quan tâm tại Trung Quốc trong cùng năm với tỷ lệ 35%.

4/ Việt Nam có tiềm năng lớn để trở thành thị trường năng động khu vực Đông Nam Á

Theo Research and Markets, quy mô thị trường thương mại xã hội Việt Nam dự kiến tăng từ 4,53 tỷ USD năm 2024 lên 17,55 tỷ USD năm 2029 với tốc độ CAGR là 31% trong khoảng thời gian này. Việt Nam đã chứng kiến tỷ lệ thâm nhập mạng xã hội ngày càng tăng trong thập kỷ qua, trong đó Facebook của gã khổng lồ công nghệ Meta là nền tảng phổ biến nhất đối với mọi thế hệ trong nước. Tiktok Shop cũng ngày càng được ưu chuộng qua việc khởi tạo thành công các hình thức trải nghiệm gải trí mua sắm mới. Ngoài ra, sự kết hợp giữa tiếp thị qua người ảnh hưởng ( KOL Marketing) và các sự kiện phát trực tiếp là một phần không thể thiếu trong chiến lược thương mại trên mạng xã hội được nhiều doanh nghiệp tại Việt nam áp dụng rộng rãi. Theo khảo sát tháng 5/2023 của Rakuten Insight, khoảng 79% số ngừoi dùng được hỏi tại Việt Nam cho biết họ đã mua một mặt hàng do nó dược một người có ảnh hưởng khuyên dùng.

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *