Cánh cửa năm 2025 đang hé mở, kéo theo những biến đổi mạnh mẽ trong lĩnh vực Marketing. Báo cáo Marketing Trends 2025 của Kantar chỉ ra rằng các thương hiệu cần lưu ý những xu hướng nổi bật để duy trì năng lực cạnh tranh của mình. Đây chính là “bí quyết sống còn” để các thương hiệu không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Hãy cùng SPN khám phá 10 xu hướng Marketing nổi bật trong năm 2025 nhé!
Xu hướng 1: Sự Kết Hợp Giữa TV Truyền Thống và Nền Tảng Streaming
Video vẫn là công cụ quảng cáo mạnh mẽ, nhưng thói quen xem của người dùng đã thay đổi rõ rệt. Theo Kantar, 50% người xem hiện ưu tiên các nền tảng streaming như Netflix, YouTube, và Disney+, trong khi TV truyền thống vẫn giữ vai trò quan trọng nhờ phạm vi tiếp cận rộng lớn. Mặc dù có 8% marketers dự định giảm ngân sách cho TV truyền thống vào năm 2025, nhưng lại có 55% sẽ tăng đầu tư nhiều hơn vào video streaming, cho thấy sự chuyển dịch mạnh mẽ sang các nền tảng kỹ thuật số. Trước tình cảnh ấy, Kantar cũng khuyến nghị các thương hiệu cần tránh lối mòn kiểu “chọn một, bỏ một”. Cần phối hợp cả hai để tăng hiệu quả tiếp cận. Đây chính là thời điểm để truyền hình truyền thống và streaming cùng đồng hành, mang đến trải nghiệm toàn diện và hiệu quả cho chiến dịch quảng cáo.
Xu hướng 2: Tạo dấu ấn trên mạng xã hội
Mạng xã hội đang trở nên bão hòa, khiến quảng cáo khó thu hút người tiêu dùng. Tỷ lệ người dùng chú ý đến quảng cáo giảm từ 43% (2023) xuống 31% (2024), chủ yếu vì nội dung thiếu sáng tạo. Để nổi bật trong năm 2025, các thương hiệu cần tạo dấu ấn riêng với nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng: Gen Z yêu thích âm nhạc, Gen X và Boomers ưa thích sự hài hước, trong khi Millennials thì chú trọng cảm xúc, sự kết nối và các thông điệp về xã hội.
Vì thế, việc cá nhân hóa và sáng tạo nội dung sáng tạo, khác biệt sao cho phù hợp với từng đối tượng mục tiêu là yếu tố then chốt để thương hiệu không chỉ là “xuất hiện” mà còn thu hút sự chú ý mạnh mẽ hơn.
Xu hướng 3: Genarative Ai: cú hích công nghệ hay rủi ro tiềm ẩn ?
Generative AI đang trở thành công cụ mạnh mẽ trong Marketing, giúp các thương hiệu cá nhân hóa nội dung và nâng cao hiệu quả chiến dịch. Theo Kantar, 68% các chuyên gia Marketing toàn cầu lạc quan về AI và 59% trong số đó tin tưởng vào khả năng ứng dụng AI vào quảng cáo.Tuy nhiên, vẫn tồn tại sự hoài nghi từ người tiêu dùng và các marketer, khi 43% không tin tưởng vào quảng cáo do AI tạo ra và 44% nhận ra ngay quảng cáo sự can thiệp của AI làm tính chân thực bị giảm sút.
Để phát huy tối đa tiềm năng, các thương hiệu cần minh bạch trong việc sử dụng AI và đảm bảo dữ liệu huấn luyện AI đáng tin cậy. AI không thay thế con người, mà là công cụ hỗ trợ sáng tạo, giúp tạo ra chiến dịch vừa hiệu quả, vừa chân thật.
Xu hướng 4: Tính bền vững: Tính trách nhiệm là lợi thế cạnh tranh mới trong thời đại mới
Tính bền vững giờ đây không còn chỉ là một xu hướng ngắn hạn mà đã trở thành yêu cầu cấp thiết từ người tiêu dùng. Theo Kantar, 93% người tiêu dùng toàn cầu mong muốn có lối sống bền vững hơn, và 94% chuyên gia Marketing thừa nhận rằng các mục tiêu bền vững của họ cần phải có sự tham vọng cao hơn.Tính bền vững hiện đóng góp 193 tỷ USD vào giá trị của 100 thương hiệu hàng đầu, minh chứng cho lợi ích kinh tế rõ rệt.
Các thương hiệu như PepsiCo đã thành công nhờ tích hợp bền vững vào chiến lược dài hạn. Để thành công vào năm 2025, các thương hiệu cần chuyển cam kết bền vững thành hành động cụ thể, thúc đẩy tăng trưởng lâu dài và gắn kết với nhu cầu người tiêu dùng.
Xu hướng 5: Hành trình từ kết nối đến niềm tin bền vững
Trong Marketing hiện đại, các nhà sáng tạo nội dung đã trở thành cầu nối quan trọng giữa thương hiệu và người tiêu dùng. Theo Kantar, nền kinh tế sáng tạo dự kiến đạt 250 tỷ USD vào năm 2024 và có thể tăng lên 480 tỷ USD vào năm 2027. Các cộng đồng sáng tạo không chỉ tạo sự gắn kết mà còn xây dựng lòng tin lâu dài giữa thương hiệu và khách hàng.
Các thương hiệu cần hợp tác sâu sắc với cộng đồng sáng tạo bằng việc tôn trọng cá tính của họ và tạo ra nội dung kết hợp với giá trị chung. Điều này không chỉ giúp thương hiệu truyền tải thông điệp hiệu quả mà còn xây dựng mối quan hệ bền vững với người tiêu dùng, dựa trên lòng tin và sự đồng cảm.
Xu hướng 6: Đa dạng và hòa nhập: bước đệm vươn lên hàng đầu
Tính đa dạng và hòa nhập đã trở thành chiến lược quan trọng để thương hiệu tạo nên sự khác biệt.
Theo Kantar, 8/10 người tiêu dùng toàn cầu cho biết họ bị ảnh hưởng bởi nỗ lực hòa nhập của các thương hiệu, đặc biệt là các nhóm Gen Z, Millennials, LGBTQ+, người khuyết tật và những người thuộc các cộng đồng thiểu số. Thậm chí, tại các thị trường đang phát triển, tỷ lệ này còn tăng lên 89% (so với thị trường phát triển 71%).
Để thành công, các thương hiệu phải cam kết thực sự với sự đa dạng, từ thiết kế sản phẩm đến thông điệp phản ánh đúng giá trị cốt lõi, giúp xây dựng lòng tin và củng cố vị thế toàn cầu.
Xu hướng 7: nhân khẩu học thay đổi: cơ hội trong thách thức
Tốc độ tăng trưởng dân số toàn cầu đang giảm dần dưới 1% mỗi năm, dự báo sẽ tiếp tục giảm còn 0,5% và có thể chuyển sang tăng trưởng âm vào cuối thế kỷ. Xu hướng này ảnh hưởng không chỉ các quốc gia phát triển mà còn cả các thị trường mới nổi. Các yếu tố như kết hôn muộn, sinh con ít và hộ gia đình nhỏ hơn đang thay đổi hành vi tiêu dùng toàn cầu.
Mặc dù tạo ra thách thức, xu hướng này cũng mở ra nhiều cơ hội. Theo Kantar, các thương hiệu trong ngành hàng đang phát triển có thể tăng trưởng mạnh mẽ gấp 5 lần, đặc biệt khi số hộ gia đình nhỏ ngày càng tăng và nhiều điểm chạm mới xuất hiện.
Các thương hiệu có thể nhắm đến phân khúc cao cấp và người độc thân, những nhóm có xu hướng chi tiêu nhiều hơn. Tập trung vào các thị trường tiềm năng và tạo ra cơ hội tiêu dùng mới sẽ là chìa khóa để duy trì tăng trưởng trong bối cảnh dân số già hóa và tăng trưởng chậm lại.
Xu hướng 8: Đổi mới sản phẩm: bước tiến mới hay dấu chấm hết?
Đổi mới sản phẩm đã trở thành yếu tố sống còn trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Theo Kantar, các thương hiệu mạnh dạn lấn sân sang lĩnh vực mới có thể tăng trưởng gấp đôi so với những thương hiệu chỉ tập trung vào lĩnh vực truyền thống. Ví dụ như Oreo chuyển sang ngành kem hay Samsung mở chuỗi cửa hàng tiện lợi, cho thấy rằng đổi mới không chỉ là về sản phẩm, mà còn là cách thương hiệu tái định hình vị trí của mình trong đời sống khách hàng.
Tuy nhiên, các bước đi đột phá có thể gặp rủi ro, đặc biệt khi thiếu hiểu biết sâu sắc về thị trường mới. Kantar khuyến nghị rằng các thương hiệu không chỉ nên mở rộng sang những lĩnh vực khác mà còn cần tìm ra các nhu cầu chưa được đáp ứng của người tiêu dùng trong thị trường hiện tại.
Đến năm 2025, những thương hiệu dám thử nghiệm và kiên trì với các chiến lược sáng tạo mới sẽ là những người chiến thắng trong cuộc đua này.
Xu hướng 9: Retail Media Networks: kênh quảng cáo chiến lược mới
RMNs (Retail Media Networks) là các nền tảng quảng cáo do nhà bán lẻ quản lý. RMNs giúp thương hiệu tiếp cận khách hàng thông qua quảng cáo cá nhân hóa, dựa trên dữ liệu từ website, ứng dụng hoặc màn hình kỹ thuật số trong cửa hàng.
RMNs đang trở thành một kênh quảng cáo chiến lược dài hạn quan trọng, dự báo sẽ chiếm gần 25% tổng chi tiêu quảng cáo tại Mỹ vào năm 2028 theo Kantar.
Ưu điểm của RMNs là khả năng tận dụng dữ liệu người dùng chi tiết từ nhà bán lẻ để cá nhân hóa quảng cáo chính xác và tối ưu ngân sách một cách hiệu quả. Để thực sự tận dụng hết tiềm năng của RMNs, các thương hiệu cần hợp tác chặt chẽ với nhà bán lẻ để cải thiện khả năng tiếp cận dữ liệu, đo lường hiệu quả và đảm bảo sự đồng bộ trong chiến lược quảng cáo. Những thương hiệu tiên phong trong việc sử dụng RMNs sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài.
Xu hướng 10: Livestreaming: ưu thế phát triển dài hạn
Livestreaming đã vượt qua trào lưu để trở thành xu hướng chính trong marketing và thương mại. Tại Trung Quốc, các nền tảng như Taobao Live, Douyin và WeChat đã tiếp cận 50% dân số, với dự báo doanh thu từ livestreaming sẽ chiếm 20% tổng doanh thu bán lẻ vào năm 2026. Theo Kantar, Quảng cáo qua livestreaming không chỉ thúc đẩy ý định mua sắm ngắn hạn mà còn xây dựng giá trị thương hiệu lâu dài.
Để thành công, thương hiệu cần kể câu chuyện chân thật và hấp dẫn qua người dẫn chương trình có sức ảnh hưởng cao. Livestreaming không chỉ hiệu quả với sản phẩm tiêu dùng nhanh mà còn trong các lĩnh vực như thời trang cao cấp và ô tô.
Bạn đã chuẩn bị gì để thích ứng với những xu hướng trên. Hãy liên lạc SPN, để được chúng tôi chia sẻ và tư vấn nhé