SHOPPERTAINMENT VÀ NHỮNG LÝ DO ĐỂ DOANH NGHIỆP CẦN ĐẦU TƯ VÀO XU HƯỚNG MỚI NÀY

Trong suốt hơn 2 năm đại dịch hoành hành, internet và các nền tảng chia sẻ video đã trở thành “lối thoát” cho hàng triệu người. Đây chính là cơ hội cho xu hướng Shoppertainment lên ngôi.

Cuối 2020, nền tảng thương mại điện tử Taobao Live của Trung Quốc tăng trưởng đến mức 150% doanh số bán hàng so với cùng kỳ. Trong đó, Shoppertainment giữ vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng mạnh mẽ này ở Trung Quốc và nhiều quốc gia khác.

Shoppertainment là gì?

Shoppertainment được định nghĩa là hoạt động mua sắm online kết hợp giải trí – một xu hướng mới hiện nay. Trong đó, khách hàng không chỉ mua hàng theo cách đơn thuần mà còn có thể tham gia tương tác trực tiếp với bên cung cấp dịch vụ hàng hóa.

Shoppertainment bắt đầu phổ biến tại Trung Quốc từ 2016. Đến khi đại dịch lan rộng, lệnh hạn chế phong tỏa áp dụng tại nhiều nơi trên toàn thế giới thì xu hướng mua sắm này mới thực sự lên ngôi.

Tại thị trường Bắc Mỹ, Shoppertainment có phần chậm chân hơn trong việc bắt kịp xu hướng. Thế nhưng trong thời gian tới, doanh thu mảng mua sắm kết hợp giải trí tại Bắc Mỹ sẽ sớm đạt giá trị tỷ USD.

Các nền tảng mạng xã hội chính là nơi diễn ra hoạt động bán hàng kết hợp giải trí. Ngoài Tik Tok, Instagram, Facebook,.. Thì các tên tuổi lớn như Amazon, AliExpress cũng tạo điều kiện để cá nhân và doanh nghiệp triển khai Shoppertainment. Trong đó, AliExpress chính là nền tảng tiên phong biến Shoppertainment trở thành một trào lưu.

Đặc điểm của xu hướng Shoppertainment

Shoppertainment gần giống như hình thức mua bán hàng qua điện thoại. Có một hoặc một nhóm người sẽ cùng thuyết trình giới thiệu về sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Tuy nhiên, thay vì cách tiếp cận một chiều, khách hàng lại có thể trực tiếp tương tác với nhóm này.

Điểm nổi bật nhất của Shoppertainment là tạo cơ hội để khách hàng cùng tham gia trò chuyện, đặt câu hỏi về vấn đề họ quan tâm. Trong mỗi buổi phát trực tiếp, người ta thường lồng ghép thêm một số hoạt động giải trí. Chẳng hạn như lời đúng một câu hỏi nào đó thì khách hàng sẽ nhận được ưu đãi giảm giá.

Bên cạnh hoạt động phát trực tiếp, trong quá trình triển khai Shoppertainment thì bên bán hàng còn thử nghiệm một số hình thức khác.

  • Gamification: Biến tấu hoạt động giới thiệu sản phẩm dịch vụ thành một trò chơi. Ví dụ như trên Taobao, khách hàng được hỗ trợ tạo hình đại diện cá nhân hóa khi tham gia chợ mua bán.
  • Thực tế ảo: Tạo ra các video cho phép khách hàng tương tác ảo với sản phẩm hoặc tham gia vào một sự kiện ảo nào đó. Hãng IKEA và Coach từng triển khai phá thành công hình thức chào hàng này.

Mọi hoạt động biến tấu chào hàng như trên đều nhằm mục đích khuyến khích khách hàng cùng tham gia tương tác. Từ đó, kích thích nhu cầu mua của khách hàng.

Đối tượng của Shoppertainment

Đối tượng chính của Shoppertainment là khách hàng trong độ tuổi từ 18 đến 34. Nhóm khách hàng này thường xuyên tham gia mạng xã hội và có nhu cầu mua hàng trực tuyến cao hơn các nhóm khác.

Một nghiên cứu của nhà phân tích Forester vào năm 2021 cho thấy ⅔ khách hàng châu Âu hỏi đều quan tâm tới Shoppertainment. Đây được cho là cơ hội lớn cho những hãng bán lẻ, thương hiệu muốn tập trung vào các chương trình mua sắm kết hợp giải trí.

Vì sao doanh nghiệp nên tập trung vào Shoppertainment?

Nếu muốn tối ưu hóa vòng lặp khách hàng và thu thập dữ liệu đa kinh hiệu quả, doanh nghiệp nên chú trọng đến Shoppertainment.

Tối ưu hóa vòng lặp khách hàng

Shoppertainment chỉ thực sự hiệu quả khi bị là một phần của kế hoạch tối ưu hóa vòng lặp khách hàng. Một nghiên cứu gần đây của Tik Tok đã chỉ ra rằng khoảng 43% người dùng hứng thú với dạng quảng cáo kết hợp nội dung hữu ích.

Đó là cách tiếp cận đang được nhiều thương hiệu áp dụng. Những đoạn video phát trực tiếp, cho phép khách hàng của tương tác tỏ ra khá hiệu quả, góp phần tích cực vào chiến lược marketing tổng thể.

Shoppertainment thực hiện khá tốt vai trò xây dựng nền tảng cho mối quan hệ giữa khách hàng và bên cung cấp sản phẩm dịch vụ. Khi cảm thấy ấn tượng với một thương hiệu nào thông qua hoạt động Shoppertainment, khách hàng sẽ có xu hướng tìm lại với thương hiệu đó.

Thu thập dữ liệu đa kênh hiệu quả

Năm 2020, hãng bán lẻ AliExpress của Trung Quốc đặt mục tiêu đưa xu hướng Shoppertainment đến châu Âu. Khởi đầu là chương trình phát trực tiếp tại Pháp với hơn 3.000 thương hiệu tham gia theo thời gian thực.

Đến năm 2021, AliExpress tiếp tục tổ chức chương trình đào tạo đội ngũ nhân viên phát trực tiếp, triển khai Shoppertainment. Khi khách hàng tham gia tương tác trực tiếp trên nhiều nền tảng, phía doanh nghiệp có thể thu thập dữ liệu liên quan đến nhu cầu mua hàng, nhân khẩu học.

Thành công của Shoppertainment tại châu Âu và Trung Quốc

Trung Quốc chính là thị trường mình đang chứng kiến sự lên ngôi mạnh mẽ của xu hướng Shoppertainment. Thống kê của shopper Entertainment cho biết mức tăng trưởng doanh số bán hàng của Taobao trong năm 2020 đặt 150%. Cùng với đó số liệu của Forrester cũng cho thấy hơn 70% khách hàng được hỏi phần đều quan tâm đến Shoppertainment.

Khách hàng có xu hướng tìm đến nội dung Shoppertainment khám phá các dòng sản phẩm mới. Đồng thời tận dụng cơ hội tham gia ưu đãi. Nhóm sản phẩm được quan tâm nhiều nhất tập trung vào hàng điện tử, mỹ phẩm, thời trang, đồ gia dụng.

Trước sự thành công vang dội tại thị trường Trung Quốc, nhiều nền tảng mạng xã hội và hãng bán lẻ lớn tại châu Âu cũng đang tích cực tập trung vào Shoppertainment.

(Nguồn: Advertisingvietnam)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *